0985538080

Hiện đại hóa thành phố công nghiệp Thái Nguyên thông qua Chuyển đổi số

Thứ sáu, 06/05/2022 - 15:05 (GMT + 7)

Với sự quyết tâm và tầm nhìn của Ban lãnh đạo tỉnh cùng với sự đồng hành tích cực của Viettel, Thái Nguyên ngày nay đã có thể hiện thực giấc mơ hiện đại hóa thành phố công nghiệp thông qua quá trình Chuyển đổi số. Thái Nguyên đã lọt top 12 tỉnh có chỉ số chuyển đổi số cao nhất cả nước và hoàn thiện mục tiêu phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của mình.

Vốn được mệnh danh là thành phố công nghiệp với những nhà máy sản xuất trà quy mô lớn, những công trình nhà máy gang thép, nhiệt điện lớn trong khu vực,.. Thái Nguyên xác định mục tiêu chuyển mình từ một công xưởng sản xuất truyền thống trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030. Để làm được việc này, Chính quyền tỉnh cần giải quyết được những vấn đề sau:

-  Làm thế nào để tăng năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư vào tỉnh, tạo sự thuận lợi dễ dàng hơn cho doanh nghiệp?

-  Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa giúp điạ phương vững vàng trong công tác phòng chống Covid-19?

-  Làm thế nào để mối quan hệ giữa Chính quyền và người dân trở nên gần gũi, gắn bó hơn, để những vấn đề của người dân được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn?

Thấu hiểu được nỗi lòng và quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Viettel đã cùng với các cơ quan, đơn vị chính quyền tỉnh xây dựng kế hoạch cho Chuyển đổi số thành phố với trái tim là Trung tâm điều hành thông minh IOC Thái Nguyên.

Giải pháp thông minh hóa đô thị tỉnh Thái Nguyên của Viettel

Đầu tư phòng điều hành thông minh, hiện đại và xây dựng hệ thống điều hành thông minh (IOC Thái Nguyên)

Viettel đã triển khai phòng điều hành thông minh, trang bị hệ thống màn hình điều hành, triển khai hệ thống dẫn truyền, máy tính làm việc, tổng đài IP đồng bộ… nhằm đáp ứng các yêu cầu cho nhân viên và lãnh đạo tỉnh có thể làm việc 24/7.

Hệ thống điều hành thông minh đóng vai trò là bộ não tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động xuyên suốt của tỉnh từ UBND tỉnh đến sở ngành, địa phương, phát triển dịch vụ đô thị thông minh thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu, phân tích, xử lý báo cáo, quyết định và chỉ huy các hoạt động của Tỉnh. Các thông tin, dữ liệu về các ngành như y tế, giáo dục, giám sát giao thông, phản ánh tương tác từ người dân,… đều sẽ được đưa về Trung tâm điều hành thông minh để giám sát.

11 hạng mục đã được triển khai và tích hợp vào hệ thống điều hành, bao gồm nền tảng quản lý Camera tập trung VMS; nền tảng xử lý giám sát, điều hành giao thông; hệ thống giám sát thông tin môi trường mạng Reputa; hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; hệ thống định danh, xác thực điện tử - ViettelID;… giúp tăng hiệu quả điều hành và tối ưu thời gian xử lý các tình huống.

Xây dựng kênh giao tiếp trực tuyến giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền

Với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm trong xây dựng đô thi thông minh, ứng dụng công dân số C-Thái Nguyên là kênh thông tin kết nối giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Mỗi cá nhân có một mã định danh duy nhất để truy cập vào ứng dụng và có thể thao tác mọi dịch vụ cần thiết tại đây.

Bằng việc triển khai rộng rãi ứng dụng này, người dân có thể tương tác trực tiếp với Chính quyền, đánh giá mức độ hài lòng về kết quả xử lý phản ánh của Cơ quan chính quyền. Trong khi đó, chính quyền có thể đưa ra các thông tin, chỉ đạo điều hành nhanh nhất đến người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cắt giảm được lượng thủ tục hành chính rườm rà để tiết kiệm thời gian và hiệu quả với hệ thống một cửa trực tuyến hiện nay.

efe1d44a-e332-4668-9579-af6a69074d52

Những thành quả mà tỉnh Thái Nguyên đạt được khi triển khai IOC

Bằng việc triển khai IoC và kênh giao tiếp với người dân, tỉnh đã mang lại những giá trị to lớn cho cả người dân, doanh nghiệp, chính quyền và mang đến những hiệu quả to lớn ở cả phương diện Chính trị - Kinh tế - Xã hội.

Đối với người dân và doanh nghiệp, an ninh trật tự được nâng cao khi triển khai các camera giám sát, hệ thống an toàn giao thông giúp nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiếu tại nạn giao thông, thiệt hại về người và tài sản,….Người dân có thể được lắng nghe, phản hồi và hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp mối quan hệ của người dân và chính quyền trở nên gắn kết hơn. Về phía doanh nghiệp, sự cắt giảm thủ tục hành chính cùng những kết nối trực tiếp với Chính quyền giúp giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian đáng kể.

Đối với Chính quyền tỉnh, các hệ thống chuyên ngành chính được tích hợp vào IOC tạo thành bức tranh tổng, hỗ trợ các lãnh đạo có thể nắm bắt, kịp thời đưa ra những quyết định, chính sách phát triển kinh tế địa phương. Hệ thống phòng họp không giấy tờ giúp giảm thiểu chi phí và thời gian tổ chức cũng như chất lượng cuộc họp; Xây dựng hình ảnh Chính quyền thân thiện tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Chỉ qua một thời gian ngắn triển khai, Trung tâm điều hành thông minh IOC đã trực tiếp tiếp nhận 561 phản ánh trong đó có 515 phản ánh phản ánh được tiếp nhận xử lý và mức độ hài lòng với các phản ánh đạt 80%.

Thái Nguyên giờ đây đã sẵn sàng trên con đường trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về Chuyển đổi số. Còn đối với Viettel, chúng tôi tự hào là một phần của câu chuyện tạo nên thành công chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên.